Tư vấn doanh nghiệp; Tư vấn sở hữu trí tuệ; Trang tụng thu hồi nợ; Bất động sản; tranh tụng dân sự; Tư vấn thuế, tài chính;...
Luật Xây dựng - Chương III:Dự án đầu tư xây dựng công trình
CHƯƠNG III
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 35. Dự án đầu tư xây dựng côngtrình
1. Khi đầu tưxây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng côngtrình phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệuquả về kinh tế - xã hội của dự án, trừcác trường hợp quy định tại khoản 3 vàkhoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầutư xây dựng công trình phải tuân theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
2. Dự án đầutư xây dựng công trình được phân loại theo quymô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Nộidung của dự án đầu tư xây dựng công trìnhđược lập phù hợp với yêu cầu củatừng loại dự án.
a) Công trình sử dụng cho mục đíchtôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các côngtrình khác do Chính phủ quy định.
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuậtcủa công trình xây dựng quy định tại khoản 3Điều này bao gồm sự cần thiết đầutư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểmxây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinhphí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệuquả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiếtkế thi công và dự toán công trình.
Điều 36. Yêu cầu đối với dự án đầutư xây dựng công trình
a) Phù hợp với quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiếtkế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác,sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảovệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.
2. Đối với những công trình xây dựngcó quy mô lớn, trước khi lập dự án chủđầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáođầu tư xây dựng công trình để trình cấpcó thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầutư xây dựng công trình bao gồm sự cần thiếtđầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hìnhthức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộvề công nghệ, xác định sơ bộ tổng mứcđầu tư, phương án huy động các nguồnvốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toánsơ bộ hiệu quả đầu tư về mặtkinh tế - xã hội của dự án.
3. Đối với dự án đầutư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước,ngoài việc phải bảo đảm các yêu cầu quyđịnh tại khoản 1 Điều này việc xácđịnh chi phí xây dựng phải phù hợp với cácđịnh mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuậtdo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đốivới dự án đầu tư xây dựng công trình có sửdụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)thì phải bảo đảm kịp thời vốn đốiứng.
Điều 37. Nội dung dự án đầu tư xây dựngcông trình
Nội dung dự ánđầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Phần thuyếtminh được lập tuỳ theo loại dự ánđầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nộidung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm,quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹthuật, nguồn vốn và tổng mức đầutư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dựán, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả,phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môitrường;
2. Phần thiết kếcơ sở được lập phải phù hợp vớitừng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồmthuyết minh và các bản vẽ thể hiện đượccác giải pháp về kiến trúc; kích thước, kếtcấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng;các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng;công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loạivật liệu xây dựng chủ yếu được sửdụng để xây dựng công trình.
1. Tổ chức lậpdự án đầu tư xây dựng công trình phảiđáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạtđộng lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
b) Có điều kiệnnăng lực hoạt động xây dựng phù hợp vớicông việc lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
c) Có người đủnăng lực hành nghề lập dự án đầutư xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu củadự án đầu tư xây dựng công trình đểđảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dựán; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lựchành nghề phù hợp với từng loại dự ánđầu tư xây dựng công trình.
2. Cá nhân hành nghềđộc lập lập dự án đầu tư xây dựngcông trình phải đáp ứng các điều kiện sauđây:
a) Có đăng ký hoạt động lậpdự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có năng lực hành nghề lập dựán đầu tư xây dựng công trình.
Chính phủ quy định phạm vi hoạtđộng lập dự án đầu tư xây dựngcông trình của cá nhân hành nghề độc lập.
Điều 39. Thẩm định, quyết địnhđầu tư dự án đầu tư xây dựng côngtrình
1. Dự án đầutư xây dựng công trình trước khi quyết địnhđầu tư phải được thẩm địnhtheo quy định của Chính phủ.
2. Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư các dựán đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốcgia sau khi được Quốc hội thông qua chủtrương đầu tư. Chínhphủ quy định thẩm quyền quyết địnhđầu tư đối với các dự án đầutư xây dựng công trình còn lại.
3. Tổ chức, cá nhân thẩm địnhdự án đầu tư xây dựng công trình phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về kết quảthẩm định của mình. Người quyết địnhđầu tư xây dựng công trình phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các quyết địnhcủa mình.
Điều 40. Điều chỉnh dự án đầutư xây dựng công trình
1. Dự án đầutư xây dựng công trình đã được phê duyệtđược điều chỉnh khi có một trong cáctrường hợp sau đây:
a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếutố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lạihiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.
2. Nội dung điều chỉnh của dựán đầu tư xây dựng công trình phải đượcngười quyết định đầu tư cho phép vàphải được thẩm định lại. Ngườiquyết định điều chỉnh dự án đầutư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định củamình.
Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc lập dựán đầu tư xây dựng công trình
1. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầutư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tựthực hiện lập dự án đầu tư xây dựngcông trình khi có đủ điều kiện năng lựclập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Đàm phán, ký kết,giám sát thực hiện hợp đồng;
c) Yêu cầu các tổchức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụcho việc lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
d) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầutư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng;
đ) Các quyền kháctheo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầutư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn lập dự án trongtrường hợp không có đủ điều kiệnnăng lựclập dựán đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện;
b) Xác định nội dung nhiệm vụcủa dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quanđến dự án đầu tư xây dựng công trình chotư vấn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình;
d) Tổ chức nghiệm thu, thẩm định,phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trìnhtheo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyềnthẩm định, phê duyệt;
đ) Thực hiện đúng hợp đồngđã ký kết;
e) Lưu trữ hồ sơ dự án đầutư xây dựng công trình;
g) Bồi thường thiệt hại do sửdụng tư vấn không phù hợp với điều kiệnnăng lực lập dự án đầu tư xây dựngcông trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định,nghiệm thu không theo đúng quy định và những hànhvi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gâyra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầutư vấn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dựán đầu tư xây dựng công trình;
b) Từ chối thựchiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầutư;
c) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Nhà thầu tư vấnlập dự án đầu tư xây dựng công trình có cácnghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ đượcnhận lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình phù hợp với năng lực hoạt độngxây dựng của mình;
b) Thực hiệnđúng công việc theo hợp đồng đã ký kết;
d) Không đượctiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việclập dự án đầu tư xây dựng công trình do mìnhđảm nhận khi chưa được phép của bênthuê hoặc người có thẩm quyền;
đ) Bồi thườngthiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu,quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹthuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệthại do lỗi của mình gây ra;
e) Các nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tưxây dựng công trình
1. Chi phí cho dự ánđầu tư xây dựng công trình phải đượctính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quảcủa dự án.
2. Việc quản lýchi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sửdụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứvào các định mức kinh tế - kỹ thuật và cácquy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành.
3. Các dự án đầutư xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn khác,chủ đầu tư và nhà thầu có thể tham khảocác quy định tại khoản 2 Điều này đểký kết hợp đồng.
1. Người quyếtđịnh đầu tư xây dựng công trình có các quyềnsau đây:
a) Không phê duyệt dựán đầu tư xây dựng công trình khi không đáp ứngmục tiêu và hiệu quả;
b) Đình chỉ thựchiện dự án đầu tư xây dựng công trình đãđược phê duyệt hoặc đang triển khai thựchiện khi thấy cần thiết;
d) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Người quyếtđịnh đầu tư xây dựng công trình có các nghĩavụ sau đây:
a) Tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt dự án đầu tư xây dựngcông trình;
b) Kiểm tra việcthực hiện dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
c) Chịu trách nhiệmtrước pháp luật về các nội dung trong quyếtđịnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựngcông trình, quyết định đình chỉ thực hiệndự án đầu tư xây dựng công trình và các quyếtđịnh khác thuộc thẩm quyền của mình;
d) Các nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình
1. Nội dung quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồmquản lý chất lượng, khối lượng, tiếnđộ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
2. Căn cứ điềukiện năng lực của tổ chức, cá nhân, ngườiquyết định đầu tư, chủ đầutư xây dựng công trình quyết định lựa chọnmột trong các hình thức quản lý dự án đầutư xây dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầutư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ đầutư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình.
3. Khi áp dụng hình thứcchủ đầu tư trực tiếp quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều này, trường hợpchủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Banquản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và chủ đầutư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạnmà Ban quản lý dự án được giao.
4. Chính phủ quy địnhcụ thể về nội dung và hình thức quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình, điều kiệnnăng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình.
-------------------------------------------------------------------------
Tên văn bản: Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11
Số hiệu: 16/2003/QH11
Ngày ban hành: 26/11/2003
Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2004. Hết hiệu lực một phần .
Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội
Tài file văn bản toàn văn Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11