Luật Xây dựng - Chương I: Những quy định chung

    LUẬT

    XÂY DỰNG

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khoá X, kỳ họp thứ 10;

    Luật này quy định về hoạtđộng xây dựng.

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định vềhoạtđộng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổchức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạtđộng xây dựng.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Luật này áp dụngđối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựngcông trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ ViệtNam. Trường hợp điều ước quốc tếmà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc gia nhập có quy định khác với Luật này,thì áp dụng quy định của điều ướcquốc tế đó.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

    1. Hoạt động xây dựng bao gồmlập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầutư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kếxây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thicông xây dựng công trình, quản lý dự án đầutư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng và các hoạt động khác có liênquan đến xây dựng công trình.

    2. Công trình xây dựng là sản phẩmđược tạo thành bởi sức lao động củacon người, vật liệu xây dựng, thiết bịlắp đặt vào công trình, được liên kếtđịnh vị với đất, có thể bao gồmphần dưới mặt đất, phần trên mặt đất,phần dưới mặt nước và phần trên mặtnước, được xây dựng theo thiết kế.Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng,nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,năng lượng và các công trình khác.

    3. Thiết bị lắp đặt vào côngtrình bao gồm thiết bị công trình và thiết bịcông nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bịđược lắp đặt vào công trình xây dựngtheo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệlà các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệđược lắp đặt vào công trình xây dựng theothiết kế công nghệ.

    4. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựngvà lắp đặt thiết bị đối với cáccông trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo,di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảohành, bảo trì công trình.

    5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹthuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấpnước, thoát nước, xử lý các chất thảivà các công trình khác.

    6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hộibao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thểthao, thương mại, dịch vụ công cộng, câyxanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.

    7. Chỉ giới đường đỏlà đường ranh giới được xác địnhtrên bản đồ quy hoạch và thực địa,để phân định ranh giới giữa phần đấtđược xây dựng công trình và phần đấtđược dành cho đường giao thông hoặc cáccông trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộngkhác.

    9. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chứckhông gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệthống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầngxã hội; tạo lập môi trường sống thích hợpcho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảođảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốcgia với lợi ích cộng đồngư, đáp ứngcác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựngđược thể hiện thông qua đồ án quy hoạchxây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hìnhvà thuyết minh.

    10. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổchức hệ thống điểm dân cư, hệ thốngcông trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộitrong địa giới hành chính của một tỉnh hoặcliên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.

    11. Quy hoạch chung xây dựng đô thịlà việc tổ chức không gian đô thị, các công trìnhhạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộiđô thị phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểnngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từngvùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.

    12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đôthị là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạchchung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý đểquản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấyphép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đấtđể triển khai các dự án đầu tư xây dựngcông trình.

    14. Điểm dân cư nông thôn là nơicư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắnkết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạtđộng xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồmtrung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọichung là thôn) được hình thành do điều kiện tựnhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá,phong tục, tập quán và các yếu tố khác.

    16. Báo cáo đầu tư xây dựng côngtrình là hồ sơ xin chủ trương đầu tưxây dựng công trình để cấp có thẩm quyền chophép đầu tư.

    17. Dự án đầu tư xây dựng côngtrình là tập hợp các đề xuất có liên quan đếnviệc bỏ vốn để xây dựng mới, mởrộng hoặc cải tạo những công trình xây dựngnhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụtrong một thời hạn nhất định. Dự ánđầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyếtminh và phần thiết kế cơ sở.

    18. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựngcông trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rútgọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bảntheo quy định.

    19. Quy chuẩn xây dựng là các quy địnhbắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựngdo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng ban hành.

    20. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy địnhvề chuẩn mực kỹ thuật, định mứckinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện cáccông việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ sốkỹ thuật và các chỉ số tự nhiên đượccơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặccông nhận để áp dụng trong hoạt độngxây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắtbuộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.

    21. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình là người sở hữu vốn hoặc là ngườiđược giao quản lý và sử dụng vốn đểđầu tư xây dựng công trình.

    22. Nhà thầu trong hoạt động xây dựnglà tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựngkhi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạtđộng xây dựng.

    23. Tổng thầu xây dựng là nhà thầuký kết hợp đồng trực tiếp với chủđầu tư xây dựng công trình để nhận thầutoàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộcông việc của dự án đầu tư xây dựngcông trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thứcchủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổngthầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiếtkế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiếtkế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựngcông trình; tổng thầu lập dự án đầu tưxây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình.

    24. Nhà thầu chính trong hoạt độngxây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhậnthầu trực tiếp với chủ đầu tư xâydựng công trình để thực hiện phần việcchính của một loại công việc của dự ánđầu tư xây dựng công trình.

    25. Nhà thầu phụ trong hoạt độngxây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng vớinhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đểthực hiện một phần công việc của nhà thầuchính hoặc tổng thầu xây dựng.

    26. Nhà ở riêng lẻ là công trình đượcxây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyềnsử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật.

    27. Thiết kế cơ sởlà tậptài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thểhiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảođảm đủ điều kiện lập tổng mứcđầu tư và là căn cứ để triển khaicác bước thiết kế tiếp theo.

    28. Giám sát tác giả là hoạt độnggiám sát của người thiết kế trong quá trình thicông xây dựng công trình nhằm bảo đảm việcthi công xây dựng theo đúng thiết kế.

    29. Sự cố công trình xây dựng là nhữnghư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép,làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ;đã sập đổ một phần hoặc toàn bộcông trình hoặc công trình không sử dụng đượctheo thiết kế.

    Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt độngxây dựng

    Tổ chức, cá nhânhoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắccơ bản sau đây:

    1. Bảo đảmxây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảođảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trườngvà cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tựnhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từngđịa phương; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh;

    2. Tuân thủ quy chuẩnxây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

    3. Bảo đảm chấtlượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạngcon người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệsinh môi trường;

    4. Bảo đảm xây dựng đồngbộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạtầng kỹ thuật;

    5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệuquả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực kháctrong xây dựng.

    Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng

    1. Công trình xây dựng được phânthành loại và cấp công trình.

    2. Loại công trình xây dựng đượcxác định theo công năng sử dụng. Mỗi loạicông trình được chia thành năm cấp bao gồm cấpđặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấpIV.

    3. Cấp công trình được xác địnhtheo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹthuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọcông trình xây dựng.

    4. Chính phủ quy định việc phân loại,cấp công trình xây dựng.

    Điều 6. Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng

    1. Hệ thống quychuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải docơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụngthống nhất trong hoạt động xây dựng.

    2. Hoạt độngxây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn xây dựng. Trườnghợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nướcngoài, thì phải được sự chấp thuận củacơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng.

    3. Tổ chức, cá nhân được nghiêncứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn xây dựngvới cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đểban hành hoặc công nhận.

    Điều 7. Năng lực hành nghề xây dựng,năng lực hoạt động xây dựng

    1. Năng lực hànhnghề xây dựng được quy định đốivới cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Nănglực hoạt động xây dựng được quyđịnh đối với tổ chức tham gia hoạtđộng xây dựng.

    2. Năng lực hànhnghề xây dựng của cá nhân được xác địnhtheo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môndo một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xácnhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp.Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng,khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thicông xây dựng, khi hoạt động độc lập phảicó chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịutrách nhiệm cá nhân về công việc của mình.

    3. Năng lực hoạt động xây dựngcủa tổ chức được xác định theo cấpbậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựngcủa các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạtđộng xây dựng, khả năng tài chính, thiết bịvà năng lực quản lý của tổ chức.

    5. Chính phủ quy định về năng lựchoạt động xây dựng của tổ chức,năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việccấp chứng chỉ hành nghề xây dựngchocá nhân phù hợp với loại, cấp công trình.

    Điều 8. Giám sát việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng

    1. Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoànđại biểu Quốc hội, đại biểu Quốchội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hộiđồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân,đại biểu Hội đồng nhân dân các cấptrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng.

    2. Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmtuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện vàgiám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.

    Điều 9. Chính sách khuyến khích trong hoạt độngxây dựng

    Nhà nước có chínhsách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức,cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựngtiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới,tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạođiều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạtđộng xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.

    Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạtđộng xây dựng

    Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấmcác hành vi sau đây:

    1. Xây dựng công trình nằm trong khu vựccấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hànhlang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đêđiều, năng lượng, khu di tích lịch sử -văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quyđịnh của pháp luật; xây dựng công trình ởkhu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừnhững công trình xây dựng để khắc phục nhữnghiện tượng này;

    2. Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạmchỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựngđối với công trình theo quy định phải có giấyphép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấyphép xây dựng được cấp;

    3. Nhà thầu hoạt động xây dựngvượt quá điều kiện năng lực hành nghềxây dựng,năng lực hoạt độngxây dựng; chọn nhà thầu không đủ điềukiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lựchoạt động xây dựng để thực hiệncông việc;

    4. Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng;

    5. Vi phạm các quy định về an toàntính mạng con người, tài sản và vệ sinh môitrường trong xây dựng;

    6. Cơi nới, lấn chiếm không gian,khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã cóquy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;

    7. Đưa và nhận hối lộ trong hoạtđộng xây dựng; dàn xếp trong đấu thầunhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trongđấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thànhxây dựng công trình trong đấu thầu;

    8. Lạm dụng chức vụ, quyền hạnvi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che chohành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;

    9. Cản trở hoạt động xây dựngđúng pháp luật;

    10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật vềxây dựng.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11
    Số hiệu: 16/2003/QH11
    Ngày ban hành: 26/11/2003
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2004. Hết hiệu lực một phần .
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng