Luật Phá Sản - Chương IV: Các biện pháp bảo toàn tài sản

    Tên văn bản: Luật Phá Sản
    Số hiệu: 21/2004/QH11
    Ngày ban hành: 24/06/2004
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 15/10/2004 và đang còn hiệu lực.
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội

    CHƯƠNG IV
    CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN TÀI SẢN

    Điều 43. Các giao dịch bị coi là vô hiệu

    1. Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:

    a) Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;

    b) Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;

    c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;

    d) Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;

    đ) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    2. Khi các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều 44. Quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu

    1. Trong quá trình Toà án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này là vô hiệu.

    2. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã là vô hiệu để thu hồi lại tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều 45. Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

    1. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện.

    2. Chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.

    Điều 46. Văn bản yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng

    1. Yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện phải được làm thành văn bản và phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm văn bản;

    b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;

    c) Số và tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;

    d) Đối tác của doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;

    đ) Nội dung cụ thể của hợp đồng;

    e) Căn cứ của việc yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng.

    2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, nếu chấp nhận thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo cho người đề nghị biết.

    Điều 47. Thanh toán, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện

    1. Tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì bên kia của hợp đồng có quyền đòi lại; nếu tài sản đó không còn thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm.

    2. Trường hợp hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại do việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây ra.

    Điều 48. Bù trừ nghĩa vụ

    Chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo các nguyên tắc sau đây:

    1. Trường hợp hai bên có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại thì khi đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    2. Trường hợp giá trị tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch;

    3. Những vật được định giá thành tiền được bù trừ nghĩa vụ trả tiền.

    Điều 49. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

    1. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

    a) Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.

    2. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 50. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

    1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó; nếu thấy cần có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.

    2. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Toà án tiến hành thủ tục phá sản.

    3. Trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.

    Điều 51. Gửi giấy đòi nợ

    1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.

    2. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn sáu mươi ngày quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 52. Lập danh sách chủ nợ

    1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.

    2. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách chủ nợ. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn mười ngày quy định tại khoản này.

    3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ.

    Điều 53. Lập danh sách người mắc nợ

    1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.

    2. Danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, người mắc nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách người mắc nợ.

    3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ.

    Điều 54. Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

    Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho người khác vay tài sản có bảo đảm phải đăng ký theo quy định của pháp luật nhưng chưa đăng ký thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó.

    Điều 55. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:

    1. Cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ;

    2. Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    3. Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng;

    4. Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    5. Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định.

    Điều 56. Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án.

    2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    b) Huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Điều 57. Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án

    1. Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án phải được đình chỉ.

    Người được thi hành án có quyền nộp đơn cho Toà án yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm hoặc như một chủ nợ có bảo đảm, nếu có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án.

    2. Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ. Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết.

    Điều 58. Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản

    1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án chuyển đến, Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà bên đương sự phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

    2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm.

    3. Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì phải thanh toán cho doanh nghiệp, hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó.

    Điều 59. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản

    Kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiêm cấm ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản thực hiện các hành vi sau đây:

    1. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ việc thanh toán được Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản đồng ý bằng văn bản;

    2. Thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của ngân hàng.

    Điều 60. Nghĩa vụ của nhân viên và người lao động

    1. Ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thông báo công khai cho tất cả nhân viên và người lao động của mình biết.

    2. Kể từ khi được thông báo, tất cả nhân viên và người lao động phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm che giấu, tẩu tán hoặc chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Tài file văn bản toàn văn Luật Phá Sản

    Luật Phá Sản

    Luật Phá Sản

    Luật Phá Sản

    Trở về

    Văn phòng luật sư

    2

    Văn phòng luật sư Tân Hà

    Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

    4

    Văn phòng Luật sư Leadco

    Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

    5

    Công ty Luật VIKO & Cộng sự

    Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

    6

    Công ty Luật Khai Phong

    Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

    7

    Công Ty Luật Hoàng Minh

    Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

    8

    Công ty Luật SPVN

    Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

    10

    Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
    Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

    11

    Văn phòng luật sư Việt An

    Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

    12

    Công Ty Luật VLG

    Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
    Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng