Tư vấn doanh nghiệp; Tư vấn sở hữu trí tuệ; Trang tụng thu hồi nợ; Bất động sản; tranh tụng dân sự; Tư vấn thuế, tài chính;...
Luật Kinh doanh bảo hiểm - Chương VII:Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 120.Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Nộidung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1.Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanhbảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thịtrường bảo hiểm Việt Nam;
2.Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanhnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3.Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoahồng bảo hiểm;
4.Á
5.Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
7.Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt độngở nước ngoài;
8.Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9.Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụvề bảo hiểm;
10.Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáovà xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước.
1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
2.Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinhdoanh bảo hiểm.
3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quyđịnh của pháp luật.
4.Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiệnquản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của phápluật.
Điều 122.Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
1.Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thựchiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
Việcthanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối vôimột doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợpđặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trêncó thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.
Việcthanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luậtcủa doanh nghiệp.
2.Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kếtthúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịutrách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.
3.Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra đểvụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tùy theomức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
-------------------------------------------------------------------------
Tên văn bản: Luật Kinh doanh bảo hiểm - Luật 24/2000/QH10
Số hiệu: 24/2000/QH10
Ngày ban hành: 09/12/2000
Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/04/2001. Còn hiệu lực.
Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Người ký: Nông đức Mạnh - Chủ tịch Quốc hội
Tài file văn bản toàn văn Luật Kinh doanh bảo hiểm - Luật 24/2000/QH10