Luật Kinh doanh bảo hiểm - Chương I:Những quy định chung

    LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

    số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000

     

    Để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững củanền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lýNhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

    Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

    Luật này quy địnhvề kinh doanh bảo hiểm,

     

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

    1.Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác địnhquyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

    2.Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiềngửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.

    Điều 2.Á

    1.Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

    2.Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó.

    3.Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tậpquán đó không trái với pháp luật Việt Nam.

    Điều 3.Giải thích từ ngữ.

    TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1.Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinhlợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiềnbảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy rasự kiện bảo hiểm.

    2.Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đíchsinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanhnghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảohiểm.

    3.Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếpviệc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồngbảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

    4.Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảohiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệpbảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợpđồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

    5.Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinhdoanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.

    6.Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanhnghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là ngườiđược bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

    7.Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tínhmạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thờilà người thụ hưởng.

    8.Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiềnbảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

    9.Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảohiểm.

    10.Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quyđịnh mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểmcho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

    11.Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệpbảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảohiểm.

    12.Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảohiểm sống hoặc chết.

    13.Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sốngđến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn đượcthỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

    14.Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chếttrong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏathuận trong hợp đồng bảo hiểm.

    15.Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểmtử kỳ.

    16.Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chếtvào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

    17.Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảohiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểmphải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợpđồng bảo hiểm.

    18.Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự vàcác nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

    Điều 4.Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm.

    1.Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảohiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.

    2.Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanhbảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.

    3.Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưuđãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

    Điều 5.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

    Nhànước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vựckinh doanh bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng cólợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; khuyến khích các doanh nghiệp bảohiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt độngkinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam;tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cườnghợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.

    Điều 6.Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm.

    1.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanhnghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

    2.Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện cáccam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

    Điều 7.Các loại nghiệp vụ bảo hiểm.

    1.Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

    ạ)Bảo hiểm trọn đời;

    b)Bảo hiểm sinh kỳ;

    c)Bảo hiểm tử kỳ;

    d)Bảo hiểm hỗn hợp;

    đ)Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

    e)Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

    2.Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

    a)Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;

    b)Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

    c)Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đườngkhông;

    d)Bảo hiểm hàng không;

    đ)Bảo hiểm xe cơ giới;

    e)Bảo hiểm cháy, nổ;

    g)Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

    h)Bảo hiểm trách nhiệm chung;

    i)Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

    k)Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

    l)Bảo hiểm nông nghiệp;

    m)Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

    3.Bộ Tài chính quy định danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm.

    Điều 8. Bảohiểm bắt buộc.

    1.Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảohiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham giabảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

    Bảohiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợiích công cộng và an toàn xã hội.

    2.Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

    a)Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự củangười vận chuyển hàng không đối với hành khách;

    b)Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

    c)Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

    d)Bảo hiểm cháy, nổ.

    3.Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

    Điều 9. Tái bảo hiểm.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểmkhác, kể cả doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.

    2.Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanhnghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm chodoanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm trong nước theo quy định của Chính phủ.

    Điều 10.Hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợptác và cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm.

    2.Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

    a)Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảohiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

    b)Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọanhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanhnghiệp môi giới bảo hiểm khác;

    c)Khuyến mại bất hợp pháp;

    d)Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.

    Điều 11.Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm.

    Doanhnghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được tham giacác tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích pháttriển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theoquy định của pháp luật.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Kinh doanh bảo hiểm - Luật 24/2000/QH10
    Số hiệu: 24/2000/QH10
    Ngày ban hành: 09/12/2000
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/04/2001. Còn hiệu lực.
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nông đức Mạnh - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Kinh doanh bảo hiểm - Luật 24/2000/QH10

    Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng