Luật Bảo vệ môi trường - Chương XIV:Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường

    Chương XIV

    THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,

    TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

    Mục 1
    THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
    TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

    Điều 125. Thanh tra bảo vệ môi trường

    1. Thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.

    Thanh tra bảo vệ môi trường có đồng phục và phù hiệu riêng, có thiết bị và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

    2. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

    3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường.

    Điều 126. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường

    1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường được quy định như sau:

    a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra;

    b) Thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp với thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc;

    c) Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

    d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại điểm c khoản này và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;

    đ) Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.

    Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

    2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan chuyên môn hữu quan có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp có yêu cầu.

    3. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều 127. Xử lý vi phạm

    1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 128. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

    1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:

    a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

    b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.

    3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật này.

    Điều 129. Tranh chấp về môi trường

    1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:

    a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

    b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.

    2. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm:

    a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;

    b) Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.

    3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Mục 2
    BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

    Điều 130. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

    Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:

    1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

    2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

    Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

    1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau đây:

    a) Có suy giảm;

    b) Suy giảm nghiêm trọng;

    c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:

    a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;

    c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.

    3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:

    a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

    b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.

    4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

    a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

    b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;

    c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;

    d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;

    đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

    5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.

    Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.

    6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

    Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

    1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.

    2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.

    3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.

    Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

    Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

    1. Tự thoả thuận của các bên;

    2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;

    3. Khởi kiện tại Toà án.

    Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

    1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

    2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

    3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Bảo vệ môi trường - Luật 52/2005/QH11
    Số hiệu: 52/2005/QH11
    Ngày ban hành: 29/11/2005
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2006. Còn hiệu lực.
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Bảo vệ môi trường - Luật 52/2005/QH11

    Luật Bảo vệ môi trường

    Luật Bảo vệ môi trường

    Luật Bảo vệ môi trường

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng