Hiến pháp năm 1980 - Chương VI: Quốc Hội

    Chương VI

    QUỐC HỘI

    Điều 82

    Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

    Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

    Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

    Điều 83

    Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

    2- Làm luật và sửa đổi luật.

    3- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

    4- Quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước.

    5- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.

    6- Quy định tổ chức của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.

    7- Bầu và bãi miễn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

    8- Quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước.

    9- Xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước, của Hội đồng Bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

    10- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

    11- Quyết định việc phân vạch địa giới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương.

    12- Quyết định đại xá.

    13- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.

    14- Quyết định giao cho các tổ chức xã hội việc thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của Nhà nước.

    15- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước.

    Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.

    Điều 84

    Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.

    Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.

    Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội.

    Điều 85

    Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, do Hội đồng Nhà nước triệu tập.

    Hội đồng Nhà nước có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng hoặc của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.

    Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

    Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khai mạc. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chủ toạ các phiên họp cho đến khi bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.

    Điều 86

    Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.

    Điều 87

    Các luật và nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp quy định ở Điều 147.

    Các luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội thông qua.

    Điều 88

    Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban đó mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.

    Điều 89

    Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Số Phó Chủ tịch do Quốc hội định.

    Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.

    Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên đây.

    Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.

    Điều 90

    Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng.

    Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.

    Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.

    Điều 91

    Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc.

    Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc.

    Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.

    Điều 92

    Quốc hội thành lập các Uỷ ban thường trực của Quốc hội.

    Các Uỷ ban thường trực nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hoặc những báo cáo mà Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giao cho; kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát.

    Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định.

    Điều 93

    Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

    Điều 94

    Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân.

    Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

    Điều 95

    Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

    Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.

    Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu.

    Điều 96

    Không có sự đồng ý của Quốc hội và, trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.

    Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.

    Điều 97

    Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.

     

    Trở về

      Bài nổi bật chuyên mục

        Văn phòng luật sư

        2

        Văn phòng luật sư Tân Hà

        Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

        4

        Văn phòng Luật sư Leadco

        Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

        5

        Công ty Luật VIKO & Cộng sự

        Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

        6

        Công ty Luật Khai Phong

        Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

        7

        Công Ty Luật Hoàng Minh

        Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

        8

        Công ty Luật SPVN

        Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

        10

        Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

        Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
        Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

        11

        Văn phòng luật sư Việt An

        Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

        12

        Công Ty Luật VLG

        Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
        Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng